5. Sáu xứ duyên xúc

Sư Thanh Minh

Do sáu xứ sinh nên xúc sinh.
Sáu xứ là nhân, xúc là quả.

Xúc có 6 loại xúc là:
   • Nhãn xúc: Mắt tiếp xúc với sắc;
   • Nhĩ xúc: Tai tiếp xúc với âm thanh;
   • Tỉ xúc: Mũi tiếp xúc với mùi;
   • Thiệt xúc: Lưỡi tiếp xúc với vị;
   • Thân xúc: Thân tiếp xúc với vật;
   • Ý xúc: Ý tiếp xúc với pháp.

Sáu xứ gồm có:
   • 6 nội xứ: Mắt – tai – mũi – lưỡi – thân – ý;
   • 6 ngoại xứ: Sắc – thanh – hương – vị – xúc – pháp.

Những nội xứ và ngoại xứ này làm nền tảng cho tâm và tâm sở sinh lên. Ví dụ: Khi mắt tiếp xúc với một cảnh sắc khả lạc, hấp dẫn thì tâm vui thích khởi lên. Ngược lại nếu tiếp xúc một cảnh không ưa thích thì tâm bực tức khởi lên.

Tâm tục sinh, tâm hữu phần, tâm tử đều có 4 nhân trợ duyên cho ý xúc sinh lên:
   • Do sắc trái tim sinh nên ý xúc tâm tục sinh sinh. Sắc trái tim là nhân, ý xúc tâm tục sinh là quả.
   • Do nghiệp cận tử sinh nên ý xúc tục sinh sinh.
   • Do thức tục sinh sinh nên ý xúc tục sinh sinh.
   • Do tâm sở tục sinh sinh nên ý xúc tục sinh sinh.
Sắc trái tim, Nghiệp cận tử, Thức, Tâm sở Là nhân, Xúc là quả.

Lộ nhãn xúc:
   • Do nhãn tịnh sắc sinh nên nhãn xúc sinh;
   • Do cảnh sắc sinh nên nhãn xúc sinh;
   • Do nhãn thức sinh nên nhãn xúc sinh;
   • Do tâm sở sinh nên nhãn xúc sinh;
   • Do ánh sáng sinh nên nhãn xúc sinh;
   • Do tác ý sinh nên nhãn xúc sinh.
Sắc trái tim, Nghiệp cận tử, Thức, Tâm sở, Ánh sáng, Tác ý là nhân, Nhãn xúc là quả.


Hỏi: Khi mắt tiếp xúc với cảnh sắc, tác ý như thế nào thì sinh ra tâm thiện, tác ý như thế nào thì sinh ra tâm bất thiện?

Đáp: Khi tiếp xúc với cảnh sắc:
• Nếu tác ý sai sự thật hay phi như lý tác ý thì sinh ra tâm bất thiện.
• Nếu tác ý đúng sự thật hay như lý tác ý thì sinh ra tâm thiện.

Hỏi: Thế nào là tác ý sai sự thật hay phi như lý tác ý với sắc?

Đáp: Phi như lý tác ý, hay tác ý sai sự thật với sắc là:
■ Khi mắt tiếp xúc với cảnh sắc rồi khởi lên tác ý:
• Cảnh sắc này đẹp quá;
• Cảnh sắc này tồn tại mãi;
• Cảnh sắc này vui thú quá;
• Cảnh sắc này có hình tướng, tự ngã.
Tác ý như vậy là thấy sai sự thật nên tâm tham tà kiến sẽ khởi lên.
• Nếu thích thú với sắc thì có thọ hỉ;
• Nếu không thích thì có thọ xả;
• Nếu thấy sai một cách mau lẹ thì không cần hỗ trợ;
• Nếu thấy sai một cách mơ hồ thì cần hỗ trợ.

■ Nếu khi tiếp xúc với cảnh sắc rồi khởi lên phi lý tác ý: “Chỉ có sắc của ta mới đẹp như thế này” thì tâm tham ngã mạn sẽ khởi lên.
• Nếu cảm thấy tự hào, thích thú thì có thọ hỉ;
• Nếu thản nhiên, vô tư thì có thọ xả;
• Nếu ngã mạn khởi lên dễ dàng thì không cần hỗ trợ;
• Nếu ngã mạn khởi lên chậm chạp thì cần hỗ trợ.

■ Nếu khi tiếp xúc với cảnh sắc mà khởi lên tác ý: Cái này thật đáng ghét thì tâm sân tức giận sẽ khởi lên.
• Khởi lên dễ dàng là vô trợ;
• Khởi lên khó khăn là hữu trợ.

■ Nếu phi như lý tác ý: Mong cho sắc của người khác sớm tàn hoại thì tâm sân ganh tị sẽ khởi lên.
• Ganh tị khởi lên dễ dàng là vô trợ;
• Ganh tị khởi lên khó khăn là hữu trợ.

■ Nếu phi như lý tác ý: Mong rằng đừng ai có được sắc đẹp như sắc của ta thì tâm sân bỏn xẻn sẽ khởi lên.
• Sân bỏn xẻn khởi lên dễ dàng là vô trợ;
• Sân bỏn xẻn khởi lên khó khăn là hữu trợ.

■ Nếu phi như lý tác ý: Do dự, hoài nghi không biết sắc này tốt hay xấu… thì si hoài nghi sẽ khởi lên; hoặc tiếp xúc cảnh sắc với tâm tán loạn, lang thang, không an tịnh thì si phóng dật sẽ khởi lên.
Do phi như lý tác ý sinh nên tâm bất thiện sinh. Phi như lý tác ý là nhân, tâm bất thiện là quả.

Hỏi: Thế nào là như lý tác ý khi mắt tiếp xúc với cảnh sắc?

Đáp: Có 6 cách như lý tác ý hay tác ý đúng sự thật khi mắt tiếp xúc với cảnh sắc:
• Cảnh sắc này là sắc;
• Cảnh sắc này là vô thường;
• Cảnh sắc này là khổ;
• Cảnh sắc này là vô ngã;
• Cảnh sắc này là bất tịnh.
Khi được tác ý như vậy thì tâm đại thiện dục giới sẽ sinh khởi.
• Nếu hoan hỷ với cảnh sắc thì có thọ hỉ;
• Không hoan hỷ thì có thọ xả;
• Nếu hiểu rõ về tính chất của cảnh sắc thì hợp trí;
• Nếu không hiểu rõ tính chất của cảnh sắc thì ly trí.

Lộ nhĩ xúc:
Bởi sự sinh của nhĩ tịnh sắc nên nhĩ xúc sinh. Nhĩ tịnh sắc là nhân, nhĩ xúc là quả.

Tâm nhĩ xúc, Nhĩ tịnh sắc, Cảnh âm thanh, Nhĩ thức, Các tâm sở cùng sinh, Không gian, Tác ý là nhân, → Nhĩ xúc là quả.

Hỏi: Khi tai tiếp xúc với âm thanh, tác ý như thế nào thì sinh ra tâm thiện, tác ý như thế nào thì sinh ra tâm bất thiện?

Đáp: Khi tai tiếp xúc với âm thanh:
• Nếu tác ý sai sự thật hay phi như lý tác ý thì sinh ra tâm bất thiện.
• Nếu tác ý đúng sự thật hay như lý tác ý thì sinh ra tâm thiện.

Hỏi: Thế nào là tác ý sai sự thật hay phi như lý tác ý với thanh?

Đáp: Phi như lý tác ý, hay tác ý sai sự thật với âm thanh là:
■ Khi tai tiếp xúc với âm thanh rồi khởi lên tác ý:
• Âm thanh này hay quá;
• Âm thanh này tồn tại mãi;
• Âm thanh này vui thú quá;
• Âm thanh này có tự ngã.
Tác ý như vậy là thấy sai sự thật nên tâm tham tà kiến sẽ khởi lên.
• Nếu thích thú với thanh thì có thọ hỉ;
• Nếu không thích thì có thọ xả;
• Nếu thấy sai một cách mau lẹ thì không cần hỗ trợ;
• Nếu thấy sai một cách mơ hồ thì cần hỗ trợ.

■ Nếu khi tiếp xúc với âm thanh rồi khởi lên phi lý tác ý: “Chỉ có âm thanh của ta mới hay như thế này” thì tâm tham ngã mạn sẽ khởi lên.
• Nếu cảm thấy tự hào, thích thú thì có thọ hỉ;
• Nếu thản nhiên, vô tư thì có thọ xả;
• Nếu ngã mạn khởi lên dễ dàng thì không cần hỗ trợ;
• Nếu ngã mạn khởi lên chậm chạp thì cần hỗ trợ.

■ Nếu khi tiếp xúc với âm thanh mà khởi lên tác ý: Âm thanh này thật đáng ghét thì tâm sân tức giận sẽ khởi lên.
• Khởi lên dễ dàng là vô trợ;
• Khởi lên khó khăn là hữu trợ.

■ Nếu phi như lý tác ý: Mong rằng đừng ai có được âm thanh hay như âm thanh của ta thì tâm sân bỏn xẻn sẽ khởi lên.
• Sân bỏn xẻn khởi lên dễ dàng là vô trợ;
• Sân bỏn xẻn khởi lên khó khăn là hữu trợ.
■ Nếu phi như lý tác ý: Do dự, hoài nghi không biết âm thanh này tốt hay xấu… thì si hoài nghi sẽ khởi lên; hoặc tiếp xúc âm thanh với tâm tán loạn, lang thang, không an tịnh thì si phóng dật sẽ khởi lên.
Do phi như lý tác ý sinh nên tâm bất thiện sinh. Phi như lý tác ý là nhân, tâm bất thiện là quả.

Hỏi: Thế nào là như lý tác ý khi tai tiếp xúc với âm thanh?

Đáp: Có 6 cách như lý tác ý hay tác ý đúng sự thật khi tai tiếp xúc với âm thanh:
• Âm thanh này là cảnh sắc;
• Âm thanh này là âm thanh;
• Âm thanh này là vô thường;
• Âm thanh này là khổ;
• Âm thanh này là vô ngã;
• Âm thanh này là bất tịnh.
Khi được tác ý như vậy thì tâm đại thiện dục giới sẽ sinh khởi.
• Nếu hoan hỷ với âm thanh thì có thọ hỉ;
• Không hoan hỷ thì có thọ xả;
• Nếu hiểu rõ về tính chất của âm thanh thì hợp trí;
• Nếu không hiểu rõ tính chất của âm thanh thì ly trí.

Tâm tỉ xúc:
Bởi sự sinh của tỉ tịnh sắc nên tỉ xúc sinh. Tỉ tịnh sắc là nhân, tỉ xúc là quả.
Tỉ tịnh sắc, Cảnh mùi, Tỉ thức, Các tâm sở cùng sinh, Gió, Tác ý là nhân, → Tỉ xúc là quả.


Hỏi: Khi mũi tiếp xúc với mùi, tác ý như thế nào thì sinh ra tâm thiện, tác ý như thế nào thì sinh ra tâm bất thiện?

Đáp: Khi mũi tiếp xúc với mùi:
• Nếu tác ý sai sự thật hay phi như lý tác ý thì sinh ra tâm bất thiện.
• Nếu tác ý đúng sự thật hay như lý tác ý thì sinh ra tâm thiện.

Hỏi: Thế nào là tác ý sai sự thật hay phi như lý tác ý với mùi?

Đáp: Phi như lý tác ý, hay tác ý sai sự thật với mùi là:
■ Khi mũi tiếp xúc với mùi rồi khởi lên tác ý:
• Mùi này thơm quá;
• Mùi này tồn tại mãi;
• Mùi này vui thú quá;
• Mùi này có tự ngã.
Tác ý như vậy là thấy sai sự thật nên tâm tham tà kiến sẽ khởi lên.
• Nếu thích thú với mùi thì có thọ hỉ;
• Nếu không thích thì có thọ xả;
• Nếu thấy sai một cách mau lẹ thì không cần hỗ trợ;
• Nếu thấy sai một cách mơ hồ thì cần hỗ trợ.

■ Nếu khi tiếp xúc với mùi rồi khởi lên phi lý tác ý: “Chỉ có mùi của ta mới thơm như thế này” thì tâm tham ngã mạn sẽ khởi lên.
• Nếu cảm thấy tự hào, thích thú thì có thọ hỉ;
• Nếu thản nhiên, vô tư thì có thọ xả;
• Nếu ngã mạn khởi lên dễ dàng thì không cần hỗ trợ;
• Nếu ngã mạn khởi lên chậm chạp thì cần hỗ trợ.

■ Nếu khi tiếp xúc với mùi mà khởi lên tác ý: Mùi này thật đáng ghét thì tâm sân tức giận sẽ khởi lên.
• Khởi lên dễ dàng là vô trợ;
• Khởi lên khó khăn là hữu trợ.

■ Nếu phi như lý tác ý: Mong cho mùi của người khác sớm tàn hoại thì tâm sân ganh tị sẽ khởi lên.
• Ganh tị khởi lên dễ dàng là vô trợ;
• Ganh tị khởi lên khó khăn là hữu trợ.

■ Nếu phi như lý tác ý: Mong rằng đừng ai có được mùi thơm như ta thì tâm sân bỏn xẻn sẽ khởi lên.
• Sân bỏn xẻn khởi lên dễ dàng là vô trợ;
• Sân bỏn xẻn khởi lên khó khăn là hữu trợ.

■ Nếu phi như lý tác ý: Do dự, hoài nghi không biết mùi này tốt hay xấu… thì si hoài nghi sẽ khởi lên; hoặc tiếp xúc mùi với tâm tán loạn, lang thang, không an tịnh thì si phóng dật sẽ khởi lên.
Do phi như lý tác ý sinh nên tâm bất thiện sinh. Phi như lý tác ý là nhân, tâm bất thiện là quả.

Hỏi: Thế nào là như lý tác ý khi mũi tiếp xúc với mùi?

Đáp: Có 6 cách như lý tác ý hay tác ý đúng sự thật khi mũi tiếp xúc với mùi:
• Mùi này là cảnh sắc;
• Mùi này là mùi;
• Mùi này là vô thường;
• Mùi này là khổ;
• Mùi này là vô ngã;
• Mùi này là bất tịnh.
Khi được tác ý như vậy thì tâm đại thiện dục giới sẽ sinh khởi.
• Nếu hoan hỷ với mùi thì có thọ hỉ;
• Không hoan hỷ thì có thọ xả;
• Nếu hiểu rõ về tính chất của mùi thì hợp trí;
• Nếu không hiểu rõ tính chất của mùi thì ly trí.

Tâm thiệt xúc:
Bởi sự sinh của thiệt tịnh sắc nên thiệt xúc sinh. Thiệt tịnh sắc là nhân, thiệt xúc là quả.

Thiệt tịnh sắc, Cảnh vị, Thiệt thức, Các tâm sở, Nước, Tác ý là nhân, → Thiệt xúc là quả.

Hỏi: Khi lưỡi tiếp xúc với vị, tác ý như thế nào thì sinh ra tâm thiện, tác ý như thế nào thì sinh ra tâm bất thiện?

Đáp: Khi lưỡi tiếp xúc với vị:
• Nếu tác ý sai sự thật hay phi như lý tác ý thì sinh ra tâm bất thiện.
• Nếu tác ý đúng sự thật hay như lý tác ý thì sinh ra tâm thiện.

Hỏi: Thế nào là tác ý sai sự thật hay phi như lý tác ý với vị?

Đáp: Phi như lý tác ý, hay tác ý sai sự thật với vị là:
■ Khi lưỡi tiếp xúc với vị rồi khởi lên tác ý:
• Vị này ngon quá;
• Vị này tồn tại mãi;
• Vị này vui thú quá;
• Vị này có tự ngã.
Tác ý như vậy là thấy sai sự thật nên tâm tham tà kiến sẽ khởi lên.
• Nếu thích thú với vị thì có thọ hỉ;
• Nếu không thích thì có thọ xả;
• Nếu thấy sai một cách mau lẹ thì không cần hỗ trợ;
• Nếu thấy sai một cách mơ hồ thì cần hỗ trợ.

■ Nếu khi tiếp xúc với vị rồi khởi lên phi lý tác ý: “Chỉ có vị của ta mới thơm như thế này” thì tâm tham ngã mạn sẽ khởi lên.
• Nếu cảm thấy tự hào, thích thú thì có thọ hỉ;
• Nếu thản nhiên, vô tư thì có thọ xả;
• Nếu ngã mạn khởi lên dễ dàng thì không cần hỗ trợ;
• Nếu ngã mạn khởi lên chậm chạp thì cần hỗ trợ.

■ Nếu khi tiếp xúc với vị mà khởi lên tác ý: Vị này thật đáng ghét thì tâm sân tức giận sẽ khởi lên.
• Khởi lên dễ dàng là vô trợ;
• Khởi lên khó khăn là hữu trợ.

■ Nếu phi như lý tác ý: Mong cho vị ngon của người khác sớm tàn hoại thì tâm sân ganh tị sẽ khởi lên.
• Ganh tị khởi lên dễ dàng là vô trợ;
• Ganh tị khởi lên khó khăn là hữu trợ.

■ Nếu phi như lý tác ý: Mong rằng đừng ai có được vị ngon như ta thì tâm sân bỏn xẻn sẽ khởi lên.
• Sân bỏn xẻn khởi lên dễ dàng là vô trợ;
• Sân bỏn xẻn khởi lên khó khăn là hữu trợ.

■ Nếu phi như lý tác ý: Do dự, hoài nghi không biết vị này ngon hay dở… thì si hoài nghi sẽ khởi lên; hoặc tiếp xúc vị với tâm tán loạn, lang thang, không an tịnh thì si phóng dật sẽ khởi lên.
Do phi như lý tác ý sinh nên tâm bất thiện sinh. Phi như lý tác ý là nhân, tâm bất thiện là quả.

Hỏi: Thế nào là như lý tác ý khi lưỡi tiếp xúc với vị?

Đáp: Có 6 cách như lý tác ý hay tác ý đúng sự thật khi lưỡi tiếp xúc với vị:
• Vị này là cảnh sắc;
• Vị này là vị;
• Vị này là vô thường;
• Vị này là khổ;
• Vị này là vô ngã;
• Vị này là bất tịnh.
Khi được tác ý như vậy thì tâm đại thiện dục giới sẽ sinh khởi.
• Nếu hoan hỷ với vị thì có thọ hỉ;
• Không hoan hỷ thì có thọ xả;
• Nếu hiểu rõ về tính chất của vị thì hợp trí;
• Nếu không hiểu rõ tính chất của vị thì ly trí.

Tâm thân xúc:
Do thân tịnh sắc sinh nên thân xúc sinh. Thân tịnh sắc là nhân, thân xúc là quả.
Thân tịnh sắc, Cảnh xúc chạm, Thân thức, Các tâm sở, Đất, Tác ý là nhân, → thân xúc là quả.

Hỏi: Khi thân tiếp xúc với vật, tác ý như thế nào thì sinh ra tâm thiện, tác ý như thế nào thì sinh ra tâm bất thiện?

Đáp: Khi thân tiếp xúc với vật:
• Nếu tác ý sai sự thật hay phi như lý tác ý thì sinh ra tâm bất thiện.
• Nếu tác ý đúng sự thật hay như lý tác ý thì sinh ra tâm thiện.

Hỏi: Thế nào là tác ý sai sự thật hay phi như lý tác ý với xúc?

Đáp: Phi như lý tác ý, hay tác ý sai sự thật với xúc là:
■ Khi thân tiếp xúc với vật rồi khởi lên tác ý:
• Xúc này êm quá;
• Xúc này tồn tại mãi;
• Xúc này vui thú quá;
• Xúc này có tự ngã.
Tác ý như vậy là thấy sai sự thật nên tâm tham tà kiến sẽ khởi lên.
• Nếu thích thú với vật thì có thọ hỉ;
• Nếu không thích thì có thọ xả;
• Nếu thấy sai một cách mau lẹ thì không cần hỗ trợ;
• Nếu thấy sai một cách mơ hồ thì cần hỗ trợ.

■ Khi tiếp xúc với vật rồi khởi lên phi lý tác ý: ‘’Chỉ có vật của ta mới êm như thế này” thì tâm tham ngã mạn sẽ khởi lên.
• Nếu cảm thấy tự hào, thích thú thì có thọ hỉ;
• Nếu thản nhiên, vô tư thì có thọ xả;
• Nếu ngã mạn khởi lên dễ dàng thì không cần hỗ trợ;
• Nếu ngã mạn khởi lên chậm chạp thì cần hỗ trợ.

■ Khi tiếp xúc với vật mà khởi lên tác ý: Vật này thật đáng ghét thì tâm sân tức giận sẽ khởi lên.
• Khởi lên dễ dàng là vô trợ;
• Khởi lên khó khăn là hữu trợ.

■ Nếu phi như lý tác ý: Mong cho vật êm của người khác sớm tàn hoại thì tâm sân ganh tị sẽ khởi lên.
• Ganh tị khởi lên dễ dàng là vô trợ;
• Ganh tị khởi lên khó khăn là hữu trợ.

■ Nếu phi như lý tác ý: Mong rằng đừng ai có được vật êm như ta thì tâm sân bỏn xẻn sẽ khởi lên.
• Sân bỏn xẻn khởi lên dễ dàng là vô trợ;
• Sân bỏn xẻn khởi lên khó khăn là hữu trợ.

■ Nếu phi như lý tác ý: Do dự, hoài nghi không biết vật này êm hay không… thì si hoài nghi sẽ khởi lên; hoặc tiếp xúc vật với tâm tán loạn, lang thang, không an tịnh thì si phóng dật sẽ khởi lên.
Do phi như lý tác ý sinh nên tâm bất thiện sinh. Phi như lý tác ý là nhân, tâm bất thiện là quả.

Hỏi: Thế nào là như lý tác ý khi thân tiếp xúc với vật?

Đáp: Có 6 cách như lý tác ý hay tác ý đúng sự thật khi thân tiếp xúc với vật:
• Xúc này là sắc;
• Xúc này là xúc;
• Xúc này là vô thường;
• Xúc này là khổ;
• Xúc này là vô ngã;
• Xúc này là bất tịnh.
Khi được tác ý như vậy thì tâm đại thiện dục giới sẽ sinh khởi.
• Nếu hoan hỷ với vật thì có thọ hỉ;
• Không hoan hỷ thì có thọ xả;
• Nếu hiểu rõ về tính chất của vật thì hợp trí;
• Nếu không hiểu rõ tính chất của vật thì ly trí.

Tâm ý xúc:
Tâm ngũ môn, tâm tiếp thâu, tâm suy xét, tâm xác định, tâm đổng lực javana và tâm đăng ký đều được gọi là ý xúc vì chúng đều sinh lên từ sắc trái tim. Do sắc trái tim sinh nên ý xúc ngũ môn hướng tâm sinh. Sắc trái tim là nhân, ý xúc ngũ môn hướng tâm là quả.

Sắc trái tim:
Cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc), Tâm vương, Tâm sở là nhân, → Ý xúc là quả.

Hỏi: Cảnh pháp là gì? Khi ý tiếp xúc với cảnh pháp, tác ý như thế nào thì sinh ra tâm thiện, tác ý như thế nào thì sinh ra tâm bất thiện?

Đáp: Cảnh pháp bao gồm cả 5 cảnh: Sắc – thanh – hương – vị – xúc và nó xuất hiện ở ý môn:
• Khi sắc tác động vào nhãn thức thì nó cũng đồng thời tác động vào ý thức.
• Khi âm thanh tác động vào nhĩ thức thì nó cũng đồng thời tác động vào ý thức.
• Khi mùi tác động vào tỉ thức thì nó cũng đồng thời tác động vào ý thức.
• Khi vị tác động vào thiệt thức thì nó cũng đồng thời tác động vào ý thức.
• Khi vật tác động vào thân thức thì nó cũng đồng thời tác động vào ý thức.
• Khi ở trên mắt – tai – mũi – lưỡi – thân thì nó thuộc về lộ ngũ môn.
• Khi xuất hiện ở bhavanga trái tim thì nó thuộc lộ ý môn.
• Lộ ngũ môn chỉ bắt cảnh trong thời điểm hiện tại.
• Lộ ý môn thì bắt cảnh ở cả 3 thời:
   • Quá khứ;
   • Hiện tại;
   • Tương lai.
Vì vậy khi ý tiếp xúc với cảnh pháp (một trong 5 cảnh):
   • Nếu như lý tác ý thì tâm thiện sinh khởi;
   • Nếu phi như lý tác ý thì tâm bất thiện sinh khởi.

Hỏi: Khi tâm tiếp xúc với cảnh gì thì sinh ra tâm thiền sắc giới?

Đáp: Khi ý thức tiếp xúc với một cảnh sắc thích hợp, có sự tác ý thích hợp và an trú trên cảnh sắc đó liên tục để đạt đến sự ly dục, ly ác pháp bất thiện pháp,… thì sẽ sinh khởi tâm thiền sắc giới.

Hỏi: Cảnh sắc như thế nào là thích hợp, thế nào là không thích hợp?

Đáp:
• Tâm ý tiếp xúc với một cảnh sắc khả ái khiến cho lòng dục tham sinh khởi là không thích hợp.
• Tâm ý tiếp xúc với một cảnh sắc đáng ghét khiến cho lòng sân sinh khởi là không thích hợp.
• Tâm ý tiếp xúc với một cảnh sắc không rõ ràng khiến cho lòng phóng dật, hoài nghi sinh khởi là không thích hợp.
• Khi tâm ý tiếp xúc với một cảnh sắc bất tịnh như xác chết, 32 thể trược… để chế ngự dục tham thì sẽ chứng được sơ thiền.
• Tâm ý tiếp xúc với một cảnh chúng sinh đáng thương mến giúp chế ngự được sân hận thì sẽ chứng được sơ thiền đến tam thiền.
• Tâm ý tiếp xúc với một cảnh an tịnh của tự nhiên như hơi thở vào ra và 10 kasiṇa thì sẽ chứng được sơ thiền đến tứ thiền.

Hỏi: Tác ý như thế nào là thích hợp, thế nào là không thích hợp?

Đáp:
■ Khi tâm ý tiếp xúc với cảnh khả ái, hấp dẫn:
• Tác ý đến sự nguy hiểm của nó là tác ý thích hợp;
• Tác ý đến sự đáng yêu của nó là tác ý không thích hợp.

■ Khi tâm ý tiếp xúc với cảnh cao thấp của mình:
• Tác ý so sánh hơn thua là không thích hợp;
• Tác ý về nghiệp sai biệt là thích hợp.

■ Khi tâm ý tiếp xúc với cảnh đáng ghét:
• Tác ý đến mặt tốt của nó là thích hợp;
• Tác ý đến mặt xấu của nó là không thích hợp.

■ Khi tâm ý tiếp xúc với cảnh an vui của người khác:
• Tác ý sầu khổ là không thích hợp;
• Tác ý hoan hỷ là thích hợp.

■ Khi tâm ý tiếp xúc với cảnh sầu khổ:
• Tác ý cứu khổ là thích hợp;
• Tác ý làm khổ là không thích hợp.

■ Khi tâm ý tiếp xúc với cảnh cao thấp của chúng sinh:
• Tác ý đến sự vận hành của nghiệp là thích hợp;
• Tác ý đến sự hơn thua, yêu ghét là không thích hợp.

■ Khi tâm ý tiếp xúc với cảnh sắc an tịnh:
• Tác ý đến sự định tĩnh là thích hợp;
• Tác ý đến sự tán loạn là không thích hợp.

■ Khi tâm ý tiếp xúc với cảnh bất tịnh:
• Tác ý để nhàm chán cái tịnh là thích hợp;
• Tác ý để sợ hãi cái bất tịnh là không thích hợp.

Hỏi: Khi tâm ý tiếp xúc với cảnh như thế nào thì tâm thiền vô sắc giới sinh khởi?

Đáp: Khi tâm ý khởi lên tác ý nhàm chán đối với sắc thân, thấy sắc thân vật chất có nhiều sự nguy hiểm và mong muốn có trạng thái vô thân bằng cách vượt qua trạng thái của tâm thiền sắc giới, hướng tâm đến hư không vô biên và an trú chánh niệm. Khi tâm ý tiếp xúc với đối tượng hư không vô biên thì tâm thiền không vô biên xứ sinh khởi.

Rồi vượt qua hư không vô biên xứ, hướng đến thức vô biên xứ và an trú chánh niệm. Khi tâm ý tiếp xúc với đối tượng là tâm của hư không vô biên thì tâm thiền vô sắc thức vô biên xứ sinh khởi.

Rồi vượt qua thức vô biên xứ, hướng đến vô sở hữu xứ. Khi tâm ý tiếp xúc với sự vắng mặt của tâm thiền không vô biên xứ thì tâm thiền vô sở hữu xứ sinh khởi.

Rồi vượt qua vô sở hữu xứ, hướng đến phi tưởng phi phi tưởng xứ. Khi tâm ý tiếp xúc với tâm của vô sở hữu xứ thì tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ sinh khởi.

Hỏi: Khi tâm ý tiếp xúc với cảnh như thế nào thì phát sinh trí tuệ giác ngộ?

Đáp: Khi tâm ý tiếp xúc với đối tượng danh sắc chân đế, tác ý đến sự tập khởi, sự đoạn diệt của danh sắc thì sẽ phát sinh trí tuệ giác ngộ.
• Sự tập khởi là tác ý đến nhân duyên sinh ra danh sắc.
• Sự đoạn diệt là tác ý đến sự vô thường – khổ – vô ngã của danh sắc.
Khi nào phát sinh nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, từ bỏ tham ái-chấp thủ vào danh sắc thì khi đó sẽ phát sinh chánh trí và chứng ngộ Niết Bàn.

Hỏi: Quán sáu xứ duyên cho xúc để làm gì?

Đáp: Để hiểu được nguồn gốc sinh ra các trạng thái tâm là do 6 căn tiếp xúc với 6 trần. Nếu thường tiếp xúc với cảnh cao thượng thì sẽ sinh tâm cao thượng, nếu thường tiếp xúc với cảnh hạ liệt thì cũng sinh tâm hạ liệt. Ví dụ:
• Thường tiếp xúc với người có chánh kiến thì mình cũng có chánh kiến; ngược lại nếu thường tiếp xúc với người có tà kiến thì mình cũng dễ sinh tâm tà kiến.
• Thường tiếp xúc với người có từ tâm, mình cũng sinh từ tâm; ngược lại nếu thường tiếp xúc với người có sân tâm thì mình cũng dễ sinh sân tâm.
• Nếu các căn thường tiếp xúc với những trần cảnh khả ái, hấp dẫn liên hệ đến dục thì dễ sinh ra tâm tham ái dính mắc vào cảnh trần.
• Nếu các căn thường tiếp xúc với những trần cảnh khó chịu, không ưa thích thì cũng dễ sinh tâm buồn phiền, tức giận.

Vì vậy, quán 6 xứ duyên cho xúc là để biết cách thu thúc, giữ gìn sáu căn luôn giữ chánh niệm tỉnh giác trong khi tiếp xúc với sáu trần.

QUÝ HÀNH GIẢ CÓ THỂ ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY:



    Trường hợp, câu hỏi của hành giả đã được hỏi và trả lời bởi một hành giả khác, chúng tôi sẽ gửi tới quý vị phần trả lời này qua phương thức liên lạc bạn để lại

    Hỏi đáp Phật pháp căn bản
    Sư Thanh Minh
    14/09/2022
    Hỏi đáp Phật pháp căn bản
    Sư Thanh Minh
    14/09/2022