12. Sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này

Sư Thanh Minh

12 mắt xích nhân duyên này giống như một sợi dây vô hình đã trói buộc chúng sinh ở trong vòng luân hồi sinh tử.
Ba thời của 12 nhân duyên:
Quá khứ: 2 (vô minh – hành).
Hiện tại: 8 (thức – danh sắc – sáu xứ – xúc – thọ – ái – thủ – hữu).
Tương lai: 2 (sinh – già, chết).

1. Quá khứ: Vì vô minh không biết nỗi khổ đau trong sinh tử, nên tạo tác các nghiệp thiện và bất thiện = vô minh duyên hành.

2. Hiện tại: Do tạo nghiệp phải đi tái sinh, nên có thức – danh sắc – sáu xứ – xúc –thọ – ái – thủ – hữu.

3. Tương lai: Do nghiệp hữu tạo ở hiện tại, sẽ trở thành sinh hữu tái sinh ở tương lai nên có sinh và lão, tử.

3 Luân: Phiền não luân – Nghiệp luân – Quả luân.

1. Phiền não luân: Là những tư tưởng sai trái, cuốn hút chúng sinh xoay chuyển trong vòng luân hồi sinh tử. Đó là những tâm tham – tà kiến.
• Vô minh;
• Ái;
• Thủ;
tà kiến.

2. Nghiệp luân: Là những hành động tạo nghiệp, làm nguyên nhân cho những kiếp tái sinh về sau:
• Nếu hành động đi kèm với tâm bất thiện thì nó là nghiệp bất thiện, là nguyên nhân sẽ khiến chúng sinh tục sinh về cõi khổ.
• Nếu hành động đi kèm với tâm thiện thì nó là nghiệp thiện, là nguyên nhân sẽ khiến chúng sinh tục sinh về cõi an vui.

3. Quả luân: Là kết quả của nghiệp hữu, cho quả tái sinh về kiếp sống mới.
• Thức: Tâm tục sinh;
• Danh sắc: Thân – tâm;
• Sáu xứ: Mắt – tai – mũi – lưỡi – thân – ý;
• Xúc: 6 căn tiếp xúc với 6 trần;
• Thọ: Cảm thọ thọ vui, buồn, khổ, lạc, xả;
• Sinh: Sinh ra;
• Lão tử: Già và chết.

20 thể của 12 nhân duyên:
• 5 nhân quá khứ là: Vô minh, hành, ái, thủ, hữu.
• 5 quả hiện tại: Thức, danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ.
• 5 nhân hiện tại: Ái, thủ, hữu, vô minh, hành.
• 5 quả tương lai: Thức, danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ.

Ba mối nối của 12 nhân duyên:
• Hành duyên thức: Là nối giữa nhân quá khứ với quả hiện tại;
• Thọ duyên ái: Là nối giữa quả hiện tại và nhân vị lai;
• Hữu duyên sinh: Là nối giữa nhân hiện tại và quả vị lai.

Hai căn gốc của 12 nhân duyên:
• Vô minh là căn gốc của: Hành – thức – danh sắc – sáu xứ – xúc – thọ.
(Nhân quá khứ – quả hiện tại)
• Ái là căn gốc của: Thủ – hữu – sinh – lão tử.
(Nhân hiện tại – quả vị lai)

Hỏi: Những chi nào là nhân sinh ra khổ?

Đáp: Vô minh: Tham ái – chấp thủ – hành – hữu là nhân sinh ra khổ.

Hỏi: Những chi nào là quả của khổ?

Đáp: Thức – danh sắc – sáu xứ – xúc – thọ – sinh – già chết là quả của khổ.

Hỏi: Tại sao thọ duyên ái lại là pháp của 12 nhân duyên?

Đáp: Vì khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần do không thấy được tính sinh diệt của các pháp nên sinh ra cảm thọ vui, buồn (thọ sinh). Từ cảm thọ vui, buồn sinh ra tình cảm yêu, ghét (ái sinh). Từ yêu, ghét sinh ra dính mắc. Từ dính mắc để lại nghiệp hữu và đi tái tục.
Cứ như vậy các pháp duyên khởi vận hành từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Thọ duyên ái là pháp của 12 nhân duyên.

Hỏi: Tại sao thọ diệt – ái diệt lại là lối ra của 12 nhân duyên?

Đáp: Vì khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần đi kèm với trí tuệ thấy được sự sinh diệt của các pháp nên không sinh ra cảm thọ vui, buồn (thọ diệt). Vì không vui, buồn nên không yêu ghét (ái diệt). Vì không yêu ghét nên không dính mắc. Không dính mắc thì không có nghiệp hữu nên vòng luân hồi được trừ diệt.
Nên thọ diệt – ái diệt là lối ra của 12 nhân duyên.

Hỏi: Cái gì là nhân của vô minh?

Đáp:
• Dục lậu: Dính mắc với cảnh dục: Sắc – thanh – hương – vị – xúc.
• Hữu lậu: Dính mắc vào đời sống ở các cõi;
• Tà kiến lậu: Thấy và biết sai với sự thật.
• Vô minh lậu: Không biết và không thấy sự thật.
Đó là nhân của vô minh.

Hỏi: Thế nào là dính mắc với cảnh dục?

Đáp: Khi có sự tổn hại đến tài sản hoặc thân quyến thì sẽ sinh ra sầu, bi, ưu, não. Đó là sự dính mắc với cảnh dục.

Hỏi: Thế nào là dính mắc với cảnh hữu lậu?

Đáp: Một vị Phạm Thiên sống trong cõi thiền đến khi gần chết cũng sinh tâm sợ hãi sầu, bi, ưu, não. Đó là dính mắc do hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là dính mắc do tà kiến lậu?

Đáp: Là sự hiểu sai về 5 uẩn cho rằng 5 uẩn này là thường, lạc, ngã, tịnh nên khi có sự biến dị, đổi khác với thân tâm thì sinh ra sầu, bi, ưu, não. Đó là dính mắc do tà kiến lậu.

Hỏi: Thế nào là dính mắc do vô minh lậu?

Đáp: Do không biết thân tâm này vốn là vô thường, khổ, vô ngã nên khi sự vô thường, khổ, vô ngã đến thì sinh tâm sầu, bi, ưu, não. Đó là dính mắc do vô minh lậu.

Hỏi: “Yadā have pātubhavati dhammā;
ātāpino jhāyato brāmaṇassa;
athassa kaṅkhā vapayanti sabbā;
yato pajānāti sahetudhammaṃ”
“Thật sự, khi các pháp, có mặt, hiện khởi lên
Cho vị Bà la môn, nhiệt tâm hành thiền định
Khi ấy, với vị ấy, các nghi hoặc tiêu trừ
Vì biết rõ hoàn toàn, pháp cùng với các nhân.”
Bài kệ này có ý nghĩa gì?

Đáp: Các pháp ở đây là các pháp chân đế của 12 chi phần duyên khởi. Các pháp ấy chỉ thực sự rõ ràng với những ai đã tu tập chứng đắc được thiền định. Ví dụ:

Avijjā – vô minh, là nhóm tâm tham tà kiến có đầy đủ 22 hoặc 20 hoặc 19 danh pháp.
• 1 thức;
• 7 sở hữu biến hành: Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý;
• 6 sở hữu biệt cảnh: Tầm, tứ, thắng giải, cần, hỉ (có khi có, có khi không), dục;
• 4 biến hành bất thiện: Si, vô tàm, vô quý, phóng dật.
• 1 tham;
• 1 tà kiến;
• 2 hôn phần: Hôn trầm, thụy miên (có khi có, có khi không).
Tổng Cộng: 22 danh pháp.

Nếu là hành thiện thì có đầy đủ là 34 danh pháp:
• 1 thức;
• 7 sở hữu biến hành;
• 6 sở hữu biệt cảnh;
• 19 sở hữu tịnh hảo: Tín, niệm, tàm, quý, vô tham, vô sân, hành xả, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm.
• 1 sở hữu trí tuệ: Tuệ quyền (có hoặc không).
Tổng Cộng: 34 danh pháp.

Avijjā paccaya saṅkhāra.
Đối với các chi còn lại cũng như thế. Các pháp ấy chỉ thực sự rõ ràng với những ai đã phát triển được thiền định.

Thật sự, khi các pháp, có mặt, hiện khởi lên;
cho vị Bà la môn, nhiệt tâm hành thiền định.
Vì đã tuệ tri được các pháp sinh lên là bởi có đầy đủ nhân duyên nên vị ấy dứt được nghi ngờ về nghiệp và quả của nghiệp. Ví dụ, vị ấy biết rõ:
• Già chết là có nhân từ sinh.
• Sinh có nhân từ nghiệp hữu.
• Nghiệp hữu có nhân từ thủ, chấp thủ có nhân từ ái.
• Tham ái có nhân từ thọ, cảm thọ có nhân từ xúc.
• Xúc có nhân từ 6 xứ, 6 xứ có nhân từ danh sắc,
• Danh sắc có nhân từ thức, thức có nhân từ hành,
• Hành có nhân từ vô minh.

Vô minh – hành – thức – danh sắc – sáu xứ – xúc – thọ – ái – thủ – hữu – sinh – già chết.
Khi ấy, với vị ấy, các nghi hoặc tiêu trừ
Vì biết rõ hoàn toàn, pháp cùng với các nhân.

QUÝ HÀNH GIẢ CÓ THỂ ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY:



    Trường hợp, câu hỏi của hành giả đã được hỏi và trả lời bởi một hành giả khác, chúng tôi sẽ gửi tới quý vị phần trả lời này qua phương thức liên lạc bạn để lại

    Hỏi đáp Phật pháp căn bản
    Sư Thanh Minh
    17/09/2022
    Hỏi đáp Phật pháp căn bản
    Sư Thanh Minh
    17/09/2022
    Hỏi đáp Phật pháp căn bản
    Sư Thanh Minh
    14/09/2022
    Hỏi đáp Phật pháp căn bản
    Sư Thanh Minh
    14/09/2022
    Hỏi đáp Phật pháp căn bản
    Sư Thanh Minh
    17/09/2022
    Hỏi đáp Phật pháp căn bản
    Sư Thanh Minh
    17/09/2022