Vì danh sắc sinh nên sáu xứ sinh.
Danh sắc là nhân, sáu xứ là quả.
Danh là chỉ cho tâm và các tâm sở.
Sắc là chỉ cho các sắc thần kinh ở sáu căn nơi mà các tâm thức nương vào để sinh lên. Sáu xứ là:
• 6 nội xứ: Mắt – tai – mũi – lưỡi – thân – ý;
• 6 ngoại xứ: Sắc – thanh – hương – vị – xúc – pháp;
• 6 thức xứ: Nhãn thức – nhĩ thức – tỉ thức – thiệt thức – thân thức – ý thức.
Như vậy:
• Mắt: Có nhãn tịnh sắc và nhãn thức – biết cảnh sắc;
• Tai: Có nhĩ tịnh sắc và nhĩ thức – nghe âm thanh;
• Mũi: Có tỉ tịnh sắc và tỉ thức – ngửi mùi;
• Lưỡi: Có thiệt tịnh sắc và thiệt thức – nếm vị;
• Thân: Có thân tịnh sắc và thân thức – đụng chạm;
• Ý: Có sắc trái tim và ý thức – biết cả 5 cảnh trên.
Lộ trình tâm ở các căn môn:
■ Lộ ngũ môn có:
• Ngũ môn hướng tâm;
• Nhãn thức/ nhĩ thức/ tỉ thức/ thiệt thức/ thân thức;
• Tiếp nhận;
• Suy xét;
• Xác định;
• 7 chặp javana;
• 2 chặp đăng ký.
■ Lộ tâm ý môn:
• Ý môn hướng tâm;
• 7 chặp javana;
• 2 chặp đăng ký.
Tâm tục sinh, tâm hữu phần và tâm tử thuộc lộ ý môn.
Tất cả các lộ tâm đều có 1 tâm vương (thức) và các tâm sở trợ duyên cho nhau sinh lên.
Hỏi: Thế nào là danh sắc làm duyên cho sáu xứ?
Đáp: Danh sắc duyên sáu xứ có 5 trường hợp:
1. Danh làm nhân trợ duyên cho danh sinh ra: Tức là các tâm sở làm duyên cho tâm vương.
• Tâm tục sinh: Bởi sự sinh của tâm sở tục sinh nên thức tục sinh sinh. Tâm sở tục sinh là nhân, thức tục sinh là quả.
• Tâm hữu phần: Bởi sự sinh của tâm sở hữu phần nên thức hữu phần sinh. Tâm sở hữu phần là nhân, thức hữu phần là quả.
• Tâm tử: Bởi sự sinh của tâm sở cuti, thức cuti sinh. Tâm sở cuti là nhân, thức cuti là quả.
Cũng giống như một người muốn làm vua thì phải có dân chúng; không có dân thì làm vua với ai? Vì có dân chúng nên mới có vua. Dân chúng là nhân, vua là quả.
■ Lộ ngũ môn có:
• Ngũ môn hướng tâm: Tâm sở là nhân, thức là quả;
• Nhãn thức (nhĩ thức/ tỉ thức/ thiệt thức/ thân thức): Tâm sở là nhân, thức là quả;
• Tiếp nhận: Tâm sở là nhân, thức là quả;
• Suy xét: Tâm sở là nhân, thức là quả;
• Xác định: Tâm sở là nhân, thức là quả;
• 7 chặp javana: Tâm sở là nhân, thức là quả;
• 2 chặp đăng ký: Tâm sở là nhân, thức là quả.
■ Lộ tâm ý môn:
• Ý môn hướng tâm: Tâm sở là nhân, thức là quả;
• 7 chặp javana: Tâm sở là nhân, thức là quả;
• 2 chặp đăng ký: Tâm sở là nhân, thức là quả.
Bởi sự sinh của tâm sở nên tâm thức sinh: Tâm sở là nhân, tâm thức là quả.
2. Danh làm nhân trợ duyên cho sắc sinh ra: Tức là tâm và các tâm sở làm duyên cho sắc.
• Bởi sự sinh của nhãn thức, nhãn tịnh sắc sinh.
• Bởi sự sinh của nhĩ thức, nhĩ tịnh sắc sinh;
• Bởi sự sinh của tỉ thức, tỉ tịnh sắc sinh;
• Bởi sự sinh của thiệt thức, thiệt tịnh sắc sinh;
• Bởi sự sinh của thân thức; thân tịnh sắc sinh;
• Bởi sự sinh của ý thức; sắc trái tim sinh.
Các lộ tâm:
• Tâm hữu phần;
• Tâm ngũ môn;
• Tâm tiếp thâu;
• Tâm suy xét;
• Tâm xác định;
• 7 chặp javana;
• 2 chặp đăng ký;
cũng là nhân hỗ trợ cho các sắc tịnh sắc sinh lên.
3. Sắc làm nhân trợ duyên cho sắc sinh ra:
Nhãn tịnh sắc có 10 sắc: Đất – nước – lửa – gió – màu – mùi – vị – dưỡng chất – mạng căn – nhãn tịnh sắc.
• Bởi sự sinh của tứ đại (đất – nước – lửa – gió) trong nhãn tịnh sắc, nhãn tịnh sắc sinh. Tứ đại là nhân, nhãn tịnh sắc là quả.
• Bởi sự sinh của mạng căn, nhãn tịnh sắc sinh. Mạng căn là nhân, nhãn tịnh sắc là quả.
• Bởi sự sinh của dưỡng chất, nhãn tịnh sắc sinh. Dưỡng chất là nhân, nhãn tịnh sắc là quả.
4. Sắc làm nhân trợ duyên cho danh là quả sinh ra:
Đối với những chúng sinh có 5 uẩn thì tâm thức chỉ có thể sinh lên nếu có sắc thần kinh tương ứng.
• Nhờ có nhãn tịnh sắc, nhãn thức mới sinh. Nhãn tịnh sắc là nhân, nhãn thức là quả. Nhãn thức bao gồm cả tâm và các tâm sở.
Cũng tương tự như vậy:
• Nhờ có nhĩ tịnh sắc làm nhân, nhĩ thức mới sinh lên.
• Nhờ có tỉ tịnh sắc làm nhân, tỉ thức mới sinh lên.
• Nhờ có thiệt tịnh sắc làm nhân, thiệt thức mới sinh lên.
• Nhờ có thân tịnh sắc làm nhân, thân thức mới sinh lên.
Các tâm còn lại đều nương vào sắc trái tim mà sinh lên như nhờ có sắc trái tim làm nhân trợ duyên cho các lộ tâm dưới đây sinh lên:
■ Tâm tục sinh, tâm hữu phần, tâm tử;
■ Ngũ môn hướng tâm:
• Tiếp nhận;
• Suy xét;
• Xác định;
• 7 chặp javana;
• 2 chặp đăng ký.
■ Lộ tâm ý môn:
• Ý môn hướng tâm;
• 7 chặp javana;
• 2 chặp đăng ký.
Sắc trái tim là nhân, các tâm trên là quả.
5. Tâm sở và sắc làm nhân trợ duyên cho tâm thức sinh lên:
• Danh: Là những tâm sở sinh cùng với tâm đó.
• Sắc: Là sắc thần kinh nơi mà tâm đó nương vào để sinh lên.
■ Mắt: Nhờ có nhãn tịnh sắc và các tâm sở nên nhãn thức mới sinh lên.
• Nhãn tịnh sắc và tâm sở là nhân, nhãn thức là quả.
■ Tai:
• Nhĩ tịnh sắc và tâm sở là nhân, nhĩ thức là quả.
■ Mũi:
• Tỉ tịnh sắc và tâm sở là nhân, tỉ thức là quả.
■ Lưỡi:
• Thiệt tịnh sắc và tâm sở là nhân, thiệt thức là quả.
■ Thân:
• Thân tịnh sắc và tâm sở là nhân, thân thức là quả.
■ Ý:
• Sắc trái tim và tâm sở là nhân, tâm thức tục sinh là quả;
• Sắc trái tim và tâm sở là nhân, tâm thức hữu phần là quả;
• Sắc trái tim và tâm sở là nhân, tâm thức tử là quả;
• Sắc trái tim và tâm sở là nhân, tâm thức ngũ môn hướng tâm là quả;
• Sắc trái tim và tâm sở là nhân, tâm thức tiếp thâu là quả;
• Sắc trái tim và tâm sở là nhân, tâm thức suy xét là quả;
• Sắc trái tim và tâm sở là nhân, tâm thức xác định là quả.
Tương tự như vậy với các tâm còn lại:
• 7 chặp javana;
• 2 chặp đăng ký;
→ Thuộc lộ ngũ môn.
• Ý môn hướng tâm:
• 7 chặp javana;
• 2 chặp đăng ký.
→ Thuộc lộ ý môn.
Như vậy danh sắc duyên sáu xứ có nghĩa là danh và sắc hiện diện ở sáu căn mắt – tai – mũi – lưỡi – thân – ý có phận sự trợ duyên cho nhau sinh lên trong 5 trường hợp:
• 1. Danh trợ duyên cho danh sinh (tâm sở trợ duyên cho tâm vương hay thức);
• 2. Danh trợ duyên cho sắc sinh (tâm vương và tâm sở trợ duyên cho sắc);
• 3. Sắc trợ duyên cho sắc sinh (sắc tứ đại trợ duyên cho sắc y đại và ngược lại);
• 4. Sắc trợ duyên cho danh sinh (sắc căn trợ duyên cho tâm và tâm sở);
• 5. Danh và sắc trợ duyên cho thức sinh (tâm sở và sắc căn trợ duyên cho thức).
Hỏi: Quán danh sắc duyên sáu xứ để làm gì?
Đáp: Để hiểu rõ về bản chất của các tâm thức. Chỉ khi nào có đầy đủ các yếu tố nhân duyên hỗ trợ cho nhau thì tâm thức mới sinh khởi. Một tâm sinh lên phải có căn – trần -thức trợ duyên cho nhau. Hiểu đúng về tâm thì cũng được gọi là có chánh kiến. Có chánh kiến sẽ dứt trừ được tham ái-chấp thủ vào 6 căn, 6 trần, 6 thức và sẽ đạt được sự giác ngộ.