Do thức sinh nên danh sắc sinh.
Thức là nhân, danh sắc là quả.
Có 2 loại thức:
• Thức nghiệp ở trong kiếp quá khứ;
• Thức quả ở hiện tại.
Thức nghiệp là nhân sinh ra thức quả và sắc do nghiệp sinh. Thức quả là nhân sinh ra các tâm sở và sắc do tâm sinh.
Hỏi: Thức nghiệp là gì? Thức quả là gì?
Đáp: Thức nghiệp là những hành động tạo nghiệp ở trong quá khứ.
• Khi tâm sở tư cetanā đi kèm với 12 tâm bất thiện thì sẽ tạo ra bất thiện nghiệp.
• Khi tâm sở tư cetanā đi kèm với 8 tâm đại thiện dục giới thì sẽ tạo ra dục giới đại thiện nghiệp.
• Khi tâm sở tư cetanā đi kèm với 5 tâm thiền sắc giới thì sẽ tạo ra thiện nghiệp sắc giới.
• Khi tâm sở tư cetanā đi kèm với 4 tâm thiền vô sắc giới thì sẽ tạo ra thiện nghiệp vô sắc giới.
Như vậy: 12 + 8 + 5 + 4 = 29 thức nghiệp.
Thức quả là quả của thức nghiệp gồm có 32 thức:
■ Nghiệp bất thiện sẽ sinh ra 7 loại thức quả:
1. Nhãn thức;
2. Nhĩ thức;
3. Tỉ thức;
4. Thiệt thức;
5. Thân thức;
6. Tiếp nhận;
7. Suy xét thọ xả.
■ Nghiệp thiện sẽ sinh ra 8 loại thức quả:
1. Nhãn thức;
2. Nhĩ thức;
3. Tỉ thức;
4. Thiệt thức;
5. Thân thức;
6. Tiếp nhận;
7. Suy xét thọ xả.
8. Suy xét thọ hỷ.
■ Nghiệp thiện dục giới sẽ sinh ra 8 tâm đại quả dục giới:
1. Tâm thọ hỉ có trí vô trợ;
2. Tâm thọ hỉ có trí hữu trợ;
3. Tâm thọ hỉ ly trí vô trợ;
4. Tâm thọ hỉ ly trí hữu trợ ;
5. Tâm thọ xả ly trí vô trợ;
6. Tâm thọ xả ly trí hữu trợ;
7. Tâm thọ xả có trí vô trợ;
8. Tâm thọ xả có trí hữu trợ.
■ Nghiệp thiện sắc giới sinh ra 5 tâm quả sắc giới:
1. Sơ thiền;
2. Nhị thiền;
3. Tam thiền;
4. Tứ thiền;
5. Ngũ thiền.
■ Nghiệp thiện vô sắc sinh ra 4 tâm quả vô sắc:
1. Không vô biên xứ;
2. Thức vô biên xứ;
3. Vô sở hữu xứ;
4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Tổng cộng: 7 + 8 + 8 + 5+4 = 32 tâm quả.
Danh là tâm và các tâm sở sinh khởi ở các căn môn được gọi là lộ ngũ môn và lộ ý môn:
• Tâm đầu tiên của kiếp sống được gọi là tâm tục sinh paṭisandhi;
• Tâm trung gian duy trì, bảo hộ dòng tương tục của tâm là tâm hữu phần bhavaṅga;
• Tâm cuối cùng của một kiếp sống gọi là tâm tử cuti.
Lộ ngũ môn trên con mắt gồm có:
1. Ngũ môn hướng tâm:
• 1 thức;
• 10 tâm sở: Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý, tầm, tứ, thắng giải.
2. Nhãn thức:
• 1 thức;
• 7 tâm sở: Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý.
3. Tiếp nhận:
• 1 thức;
• 10 tâm sở: Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý, tầm, tứ, thắng giải.
4. Suy xét:
• 1 thức;
• 10 tâm sở: Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý, tầm, tứ, thắng giải.
5. Suy xét thọ hỉ:
• 1 thức;
• 11 tâm sở: Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý, tầm, tứ, thắng giải, hỷ.
6. Xác định:
• 1 thức;
• 11 tâm sở: Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý, tầm, tứ, thắng giải, cần.
7. Bảy chặp javana thiện, mỗi chặp có 34 danh pháp:
• 1 thức;
• 33 tâm sở:
• 7 sở hữu biến hành: Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý;
• 6 sở hữu biệt cảnh: Tầm, tứ, thắng giải, cần, hỉ, dục;
• 19 tâm sở tịnh hảo biến hành: Tín, niệm, tàm, quý, vô tham, vô sân, hành xả, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm.
• 1 sở hữu trí tuệ: Tuệ quyền.
8. Javana bất thiện:
■ Javana tâm tham: Bao gồm tâm tham tà kiến và tâm tham ngã mạn.
THAM TÀ KIẾN | THAM NGÃ MẠN |
1 thức | 1 thức |
7 biến hành | 7 biến hành |
6 biệt cảnh | 6 biệt cảnh |
4 si phần | 4 si phần |
1 tham | 1 tham |
2 hôn phần | 2 hôn phần |
1 tà kiến | 1 ngã mạn |
TỔNG: 22 DANH PHÁP |
TỔNG: 22 DANH PHÁP
|
Chú thích:
• 7 sở hữu biến hành: Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý;
• 6 sở hữu biệt cảnh: Tầm, tứ, thắng giải, cần, hỉ, dục;
• 4 sở hữu si: Si, vô tàm, vô quý, phóng dật;
• 2 sở hữu hôn phần: Hôn trầm, thụy miên.
■ Javana tâm sân, sân tật, sân lận, sân hối:
TÂM SÂN | SÂN TẬT | SÂN LẬN | SÂN HỐI |
1 thức | 1 thức | 1 thức | 1 thức |
7 biến hành | 7 biến hành | 7 biến hành | 7 biến hành |
5 biệt cảnh | 5 biệt cảnh | 5 biệt cảnh | 5 biệt cảnh |
4 si phần | 4 si phần | 4 si phần | 4 si phần |
1 sân | 1 sân | 1 sân | 1 sân |
2 hôn phần | 2 hôn phần | 2 hôn phần | 2 hôn phần |
1 tật | 1 lận | 1 hối | |
TỔNG: 20 DANH PHÁP | TỔNG: 21 DANH PHÁP | TỔNG: 21 DANH PHÁP |
TỔNG: 21 DANH PHÁP
|
Chú thích:
• 7 sở hữu biến hành: Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý;
• 5 sở hữu biệt cảnh: Tầm, tứ, thắng giải, cần, dục;
• 4 sở hữu si: Si, vô tàm, vô quý, phóng dật;
• 2 sở hữu hôn phần: Hôn trầm, thụy miên.
■ Javana si có:
SI PHÓNG DẬT | SI HOÀI NGHI |
1 thức | 1 thức |
7 biến hành | 7 biến hành |
4 biệt cảnh (không có hỷ, dục) |
3 biệt cảnh
(không có hỷ, dục, thắng giải) |
4 si phần | 4 si phần |
1 hoài nghi | |
TỔNG: 16 DANH PHÁP |
TỔNG: 16 DANH PHÁP
|
• 7 sở hữu biến hành: Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý;
• 4 sở hữu biệt cảnh của tâm si phóng dật: Tầm, tứ, thắng giải, cần;
• 3 sở hữu biệt cảnh của tâm si hoài nghi: Tầm, tứ, cần.
• 4 sở hữu si: Si, vô tàm, vô quý, phóng dật.
9. Tâm đăng ký: Sinh lên sau javana.
■ Tâm đăng ký suy xét: 11 hoặc 12 danh pháp = tâm suy xét.
■ Tâm đăng ký đại quả: 33 hoặc 34 danh pháp = tâm đại quả.
• Nếu javana thọ hỉ thì đăng ký thọ hỉ;
• Nếu javana thọ xả thì đăng ký thọ xả;
• Nếu javana thọ ưu thì đăng ký thọ xả.
8 tâm đại quả và 3 tâm suy xét thực hiện nhiệm vụ đăng ký.
1 trong 11 tâm đăng ký này sẽ sinh khởi sau các chặp javana.
Các tâm sở cetasika luôn sinh lên cùng với tâm vương (thức).
Có tổng cộng 52 tâm sở:
• 7 sở hữu biến hành;
• 6 sở hữu biệt cảnh;
• 4 sở hữu si;
• 3 sở hữu tham;
• 4 sở hữu sân;
• 2 sở hữu hôn phần;
• 1 sở hữu hoài nghi;
• 19 sở hữu tịnh hảo biến hành;
• 3 sở hữu ngăn trừ;
• 2 sở hữu vô lượng;
• 1 sở hữu trí tuệ.
Sắc có 28 loại sắc, bao gồm 18 sắc thực và 10 sắc không thực. 10 Sắc không thực do tâm ở hiện tại sinh.
■ 10 SẮC KHÔNG THỰC:
• Sắc hư không;
• Thân biểu tri;
• Khẩu biểu tri;
• Sắc nhu;
• Sắc thích nghiệp;
• Sắc sinh;
• Sắc tiến;
• Sắc dị;
• Sắc diệt.
■ 18 SẮC THỰC:
Bốn đại chủng:
• Đất;
• Nước;
• Lửa;
• Gió.
Bốn sắc cảnh:
• Màu;
• Thanh;
• Hương;
• Vị;
Sắc thần kinh:
• Nhãn tịnh sắc;
• Nhĩ tịnh sắc;
• Tỉ tịnh sắc;
• Thiệt tịnh sắc;
• Thân tịnh sắc.
Các sắc còn lại:
• Sắc dưỡng chất;
• Sắc mạng căn;
• Sắc trái tim;
• Sắc tánh nam;
• Sắc tánh nữ.
Hỏi: Thế nào là thức duyên danh sắc?
Đáp:
■ QUÁ KHỨ:
Thức nghiệp là những nghiệp thiện và bất thiện đã được tích lũy trong quá khứ sẽ trợ duyên cho thức quả và các sắc do nghiệp sinh.
1. Bởi sự sinh của thức nghiệp quá khứ, tâm quả tục sinh và sắc tục sinh sinh. Thức nghiệp quá khứ là nhân, tâm tục sinh và sắc tục sinh là quả.
Nếu thức nghiệp quá khứ là thiện dục giới thì danh sắc tục sinh sẽ là cao thượng như cõi người hoặc chư Thiên Dục Giới, gồm có:
• Tâm tục sinh thường có 33 hoặc 34 danh pháp.
• Sắc tục sinh có thân tịnh sắc = 10 sắc; sắc trái tim = 10 sắc; sắc giới tính = 10 sắc; sắc mạng căn = 9 sắc. Tổng cộng có 39 sắc.
Nếu thức nghiệp quá khứ là bất thiện thì danh sắc tục sinh sẽ hạ liệt như chúng sinh ở 4 cõi khổ. Tâm tục sinh sẽ là tâm suy xét thọ xả quả bất thiện vô nhân gồm có:
• Thức, xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý, tầm, tứ, thắng giải (11 danh pháp);
• Sắc do thức nghiệp sinh.
2. Bởi sự sinh của thức nghiệp quá khứ, tâm hữu phần và sắc nghiệp (sắc do nghiệp sinh) nơi trái tim sinh. Thức nghiệp quá khứ là nhân, tâm hữu phần và sắc nghiệp nơi trái tim là quả.
• Tâm hữu phần = số tâm tục sinh;
• Sắc nghiệp nơi trái tim có: Thân tịnh sắc 10; sắc giới tính 10; sắc trái tim 10; tổng cộng = 30 sắc.
3. Bởi sự sinh của thức nghiệp quá khứ, danh sắc cận tử cuti sinh. Thức nghiệp quá khứ là nhân, danh sắc cận tử là quả. (danh sắc cận tử = danh sắc tục sinh và hữu phần).
4. Bởi sự sinh của thức nghiệp quá khứ, nhãn thức và sắc nghiệp nơi mắt sinh. Thức nghiệp quá khứ là nhân, nhãn thức và sắc nghiệp nơi mắt là quả.
• Nhãn thức có 8 danh pháp: Thức, xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý.
• Sắc nghiệp trong mắt có: Nhãn tịnh sắc = 10 sắc; Thân tịnh sắc = 10 sắc; Sắc giới tính = 10 sắc.
Nếu là nghiệp thiện cho quả thì con mắt sẽ trong sáng và thấy những cảnh tốt. Nếu là nghiệp bất thiện cho quả thì con mắt sẽ kém và thấy những cảnh xấu.
5. Bởi sự sinh của thức nghiệp quá khứ, danh sắc tiếp thâu sinh. Sắc nghiệp quá khứ là nhân, danh sắc tiếp thâu là quả.
• Danh tiếp thâu có 11 danh pháp: Thức, xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý, tầm, tứ, thắng giải.
• Sắc tiếp thâu là sắc nghiệp nơi trái tim, có 30 sắc.
Nếu là thức nghiệp thiện cho quả thì tiếp nhận cảnh tốt.
Nếu là thức nghiệp bất thiện cho quả thì tiếp nhận cảnh xấu.
6. Bởi sự sinh của thức nghiệp quá khứ, danh sắc suy xét sinh. Thức nghiệp quá khứ là nhân, danh sắc suy xét là quả.
• Danh suy xét có 11 hoặc 12 danh pháp: Thức, xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý, tầm, tứ, thắng giải, (hỉ).
Nếu là thức nghiệp thiện cho quả thì suy xét cảnh tốt.
Nếu là thức nghiệp bất thiện cho quả thì suy xét cảnh xấu.
Cũng tương tự như vậy với các lộ tâm ở: Nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức.
■ HIỆN TẠI:
Thức ở hiện tại sinh nên danh sắc sinh. Thức quả là nhân, danh sắc là quả. Thức hiện tại là tất cả các tâm hiệp thế và siêu thế.
• Danh là những tâm sở đi kèm với thức.
• Sắc là sắc do tâm sinh.
Trừ tâm tục sinh chưa có sắc do tâm sinh và 4 tâm thiền vô sắc không sinh ra sắc. Ví dụ:
1. Bởi sự sinh của thức tục sinh nên danh sắc tục sinh sinh. Thức tục sinh là nhân, danh sắc tục sinh là quả. Danh tục sinh là các tâm sở, sắc tục sinh là sắc trái tim.
2. Bởi sự sinh của thức hữu phần nên danh sắc hữu phần sinh. Thức hữu phần là nhân, danh sắc hữu phần là quả. Thức hữu phần là tâm, danh là các tâm sở, sắc là sắc do tâm sinh.
3. Bởi sự sinh của thức cận tử, danh sắc cận tử sinh. Thức cận tử là nhân, danh sắc cận tử là quả.
Các tâm quả khác cũng giống như thế. Danh luôn là những tâm sở cùng sinh với tâm đó, còn sắc là sắc do tâm sinh.
Hỏi: Những tâm nào không sinh ra sắc?
Đáp: Bốn tâm vô sắc giới không sinh ra sắc.
Hỏi: Những tâm nào không cần nương vào sắc mà vẫn sinh lên?
Đáp: Bốn tâm vô sắc giới không cần nương vào sắc mà vẫn sinh lên.
Hỏi: Thức nghiệp tham thì sẽ trợ duyên cho danh sắc như thế nào?
Đáp:
■ Thức nghiệp tham nếu cho quả lúc tục sinh:
• Thường hóa sinh làm ngã quỷ có tâm thức luôn khao khát, không lúc nào được thỏa mãn;
• Có sắc thân kinh dị, xấu xí.
■ Nếu cho quả sau khi đã tái sinh thì:
• Có tâm thức thường khao khát, không thỏa mãn đối với cảnh trần dục;
• Có sắc thân ốm yếu, tiều tụy.
Hỏi: Thức nghiệp sân trợ duyên cho danh sắc như thế nào?
Đáp:
■ Nếu cho quả lúc tục sinh thì:
• Thường hóa sinh trong địa ngục, có tâm thức phải cảm thọ những nỗi thống khổ cùng cực;
• Có sắc thân bị hành hạ, thiêu đốt liên tục chết đi sống lại.
■ Nếu cho quả sau khi đã tái sinh thì thường:
• Có tâm thức nóng nảy, bất mãn, không hài lòng với cảnh trần;
• Có sắc thân dữ tợn.
Hỏi: Thức nghiệp si trợ duyên cho danh sắc như thế nào?
Đáp:
■ Nếu cho quả lúc tục sinh thì thường tái sinh làm súc sinh:
• Có tâm thức ngu si không biết phân biệt phải trái, đúng sai, tốt xấu,…
• Có sắc thân bàng sinh, xương sống luôn ngang hàng với mặt đất là biểu hiện của loài có trí tuệ thấp kém.
■ Nếu cho quả sau khi đã tái sinh thì:
• Có tâm thức ám độn, hiểu biết nông cạn.
• Có sắc thân thô xấu.
Hỏi: Thức nghiệp đại thiện dục giới trợ duyên cho danh sắc như thế nào?
Đáp:
■ Nếu cho quả lúc tục sinh thì sẽ sinh làm người hoặc chư Thiên ở 6 cõi trời Dục Giới:
• Có tâm thức an vui, hài lòng với những cảnh trần;
• Có sắc thân mạnh khỏe, xinh đẹp.
■ Nếu cho quả sau khi đã tái sinh thì:
• Có tâm thức an vui, hài lòng với những cảnh trần;
• Có sắc thân mạnh khỏe, xinh đẹp.
Hỏi: Thức nghiệp sắc giới trợ duyên cho danh sắc như thế nào?
Đáp:
■ Cho quả lúc tục sinh hóa vào 16 cõi Phạm Thiên Sắc Giới:
• Có tâm thức định tĩnh, không có cấu uế của tham dục và sân hận.
• Có sắc thân chiếu sáng rực rỡ, có 3 căn môn là mắt – tai – ý.
• Tục sinh vào cõi vô tưởng thì chỉ có sắc mà không có danh.
■ Cho quả sau khi tục sinh:
• Có tâm thức định tĩnh, không có cấu uế của tham dục và sân hận.
• Có sắc thân chiếu sáng rực rỡ, có 3 căn môn là mắt – tai – ý.
• Tục sinh vào cõi vô tưởng thì chỉ có sắc mà không có danh.
Hỏi: Tại sao cõi tứ thiền vô tưởng chỉ có sắc mà không có danh?
Đáp: Vì người hành thiện nghiệp tứ thiền khởi tâm nhàm chán với danh uẩn nhưng còn tham ái với sắc nên sẽ tục sinh về cõi vô tưởng chỉ có thân mà không có tâm.
Hỏi: Thức nghiệp vô sắc giới trợ duyên cho danh sắc như thế nào?
Đáp: Cho quả lúc tục sinh hóa sinh vào cõi Phạm Thiên Vô Sắc Giới.
• Có tâm thức định tĩnh nương vào khái niệm mà sinh lên.
• Không có sắc thân vật chất.
Cho quả sau khi tục sinh: Cũng như thế.
Hỏi: Tại sao cõi Vô Sắc Giới chỉ có tâm mà không có thân?
Đáp: Vì người hành thiện nghiệp vô sắc giới khởi tâm nhàm chán với sắc nhưng còn tham ái với danh: “Sắc thân này có nhiều sự nguy hiểm như: Chiến tranh, bệnh tật, thiên tai, tai nạn, đói, khát, nóng, lạnh,…”, và khởi lên ước muốn sinh về cõi Vô Sắc chỉ có 4 uẩn là thọ – tưởng – hành – thức thì khi mệnh chung vị ấy sẽ sinh về cõi Phạm Thiên Vô Sắc.
Hỏi: Do nhân duyên gì mà:
Có người có sắc đẹp – sống lâu – mạnh khỏe;
Có người có sắc xấu – chết sớm – yếu ớt;
Đáp:
• Người mà trong quá khứ đã tạo nhiều thiện nghiệp thì bây giờ thức nghiệp đó sẽ hỗ trợ sinh ra có sắc cao thượng như: Sắc đẹp – sống lâu – sức khỏe.
• Trong quá khứ tạo nhiều ác nghiệp nên thức nghiệp đó hỗ trợ sinh ra sắc xấu – chết sớm – yếu ớt.
• Người mà trong hiện tại thường có tâm cao thượng như từ – bi – hỉ – xả thì những tâm cao thượng đó sẽ hỗ trợ sinh ra sắc cao thượng như: Sắc đẹp – sống lâu – sức khỏe.
• Người mà trong hiện tại thường có tâm hạ liệt như: Tham – sân – si… thì những tâm hạ liệt đó sẽ hỗ trợ sinh ra sắc hạ liệt: Xấu xí – ốm yếu – chóng chết.
Hỏi: Do nhân duyên gì mà có người thường có nội tâm hoan hỷ, an lạc; có người thường có nội tâm buồn phiền, đau khổ?
Đáp:
■ Do thức nghiệp quá khứ:
• Do thức nghiệp thiện ở quá khứ trợ duyên khiến cho một người thường có tâm hoan hỷ, an lạc.
• Do thức nghiệp bất thiện ở quá khứ trợ duyên khiến cho một người thường có tâm buồn phiền, khổ đau.
Vì vậy do thức nghiệp (thiện hoặc ác) ở quá khứ sinh nên thức quả vui – buồn – khổ – lạc ở hiện tại sinh. Thức nghiệp ở quá khứ là nhân, thức quả ở hiện tại là quả.
■ Do tâm thức ở hiện tại:
• Người có tâm hoan hỷ, an lạc là do thiện tâm ở hiện tại cho quả.
• Người có tâm buồn phiền, đau khổ là do ác tâm ở hiện tại cho quả.
Vì vậy do thiện tâm ở hiện tại sinh nên hoan hỷ, an lạc sinh. Thiện tâm ở hiện tại là nhân, hoan hỷ – an lạc là quả. Do tâm bất thiện ở hiện tại sinh nên buồn phiền – đau khổ sinh. Tâm bất thiện ở hiện tại là nhân, buồn phiền – đau khổ là quả.
Hỏi: Do nhân duyên gì mà có người có sắc tốt đẹp nhưng tâm lại nhiều phiền muộn? Do nhân duyên gì mà có người có sắc xấu nhưng tâm lại an vui?
Đáp: Người có sắc tốt mà tâm nhiều phiền muộn là do nghiệp trợ duyên cho thức tục sinh là nghiệp tốt, nghiệp duy trì kiếp sống là nghiệp xấu khiến vị đó gặp cảnh không như ý rồi sinh sầu bi, phiền muộn hoặc tâm thức ở hiện tại đang bị ô nhiễm.
Người có sắc thân xấu mà tâm nhiều an vui là do thức nghiệp trợ duyên cho danh sắc tục sinh không tốt, nghiệp duy trì kiếp sống là nghiệp tốt hoặc tâm thức ở hiện tại cao thượng.
Hỏi: Tại sao có người có nhiều tài sản nhưng lại có sắc xấu xí? Tại sao có người ít tài sản nhưng lại có sắc đẹp?
Đáp:
1. Người nhiều tài sản nhưng xấu xí là do quá khứ làm nhiều việc thiện với tâm vô tham mạnh nhưng vô sân yếu tức là thường hay giận dỗi khi làm việc thiện.
• Do thức nghiệp có vô tham mạnh, vô sân yếu trợ duyên khiến cho một người có nhiều tài sản nhưng xấu xí. Thức nghiệp có vô tham mạnh, vô sân yếu là nhân, người có nhiều tài sản nhưng xấu xí là quả.
2. Người có ít tài sản nhưng lại có sắc đẹp là do trong quá khứ tạo thiện nghiệp với tâm vô tham yếu, vô sân mạnh (tức là có tình thương nhiều nhưng giúp đỡ thì ít).
• Do thức nghiệp có vô tham yếu, vô sân mạnh trợ duyên khiến cho một người có ít tài sản nhưng có sắc đẹp. Thức nghiệp vô tham yếu, vô sân mạnh là nhân, người có sắc đẹp nhưng ít tài sản là quả.
Hỏi: Do thức gì trợ duyên khiến cho:
Một người có trí tuệ nhưng không có sắc đẹp;
Có người có sắc đẹp nhưng không có trí tuệ;
Có người vừa có trí tuệ, vừa có sắc đẹp;
Có người vừa không có trí tuệ, vừa không có sắc đẹp?
Đáp:
1. Người có trí tuệ mà không có sắc đẹp là do thức nghiệp quá khứ có vô sân yếu nhưng vô si mạnh trợ duyên (tức là người rất giàu lý trí nhưng thiếu tình thương). Thức nghiệp có vô sân yếu và vô si mạnh là nhân, người có trí tuệ nhưng xấu xí là quả.
2. Người có sắc đẹp nhưng không có trí tuệ là do thức nghiệp quá khứ đi kèm với vô sân mạnh nhưng vô si yếu. Tức là người rất giàu tình cảm nhưng không có lý trí (thương người nhưng không biết ai tốt, ai xấu). Thức nghiệp có vô sân mạnh và vô si yếu là nhân, người có sắc đẹp nhưng không có trí tuệ là quả.
3. Người vừa có trí tuệ vừa có sắc đẹp là do thức nghiệp quá khứ đi kèm với vô sân mạnh và vô si mạnh. Tức là người vừa có tình thương vừa có lý trí quân bình. Thức nghiệp có vô sân và vô si mạnh là nhân, người vừa có sắc đẹp vừa có trí tuệ là quả.
4. Người vừa xấu, vừa ngu là do thức nghiệp đi kèm với vô sân yếu và vô si yếu. Tức là người vừa không có tình thương vừa không có lý trí. Thức nghiệp có vô sân yếu, vô si yếu là nhân, người vừa xấu vừa ngu là quả.
Hỏi: Tại sao có người vừa có nhiều tài sản, vừa có sắc đẹp vừa có trí tuệ? Tại sao có người ít tài sản, không có sắc đẹp, không có trí tuệ?
Đáp: Do thức nghiệp đi kèm với vô tham – vô sân – vô si mạnh trợ duyên khiến cho một người có nhiều tài sản, sắc đẹp, trí tuệ.
Do thức nghiệp đi kèm với vô tham – vô sân – vô si yếu trợ duyên khiến cho một người có ít tài sản, ít sắc đẹp, ít trí tuệ.
Hỏi: Tại sao có người khi còn trẻ thì có nhiều tài sản, sắc đẹp, trí tuệ; nhưng khi lớn tuổi lại hết tài sản, sắc đẹp, trí tuệ?
Đáp: Do thức nghiệp quá khứ đi kèm với vô tham – vô sân – vô si mạnh trợ duyên khiến cho lúc còn trẻ có nhiều tài sản, sắc đẹp, trí tuệ.
Do thức nghiệp hiện tại đi kèm với tham – sân – si mạnh trợ duyên khiến cho một người càng lớn thì tài sản, sắc đẹp và trí tuệ càng tiêu tan.
Hỏi: Tại sao có người từ nhỏ đến già đều thiếu thốn tài sản, sắc đẹp, trí tuệ? Tại sao có người từ nhỏ đến già đều đầy đủ tài sản, sắc đẹp, trí tuệ?
Đáp: Do thức nghiệp quá khứ và thức nghiệp hiện tại đi kèm với tham, sân, si mạnh nên suốt đời thiếu thốn.
Do thức nghiệp quá khứ và thức nghiệp hiện tại đều đi kèm với vô tham – vô sân – vô si mạnh nên suốt đời đầy đủ.
Hỏi: Quán thức duyên danh sắc để làm gì?
Đáp: Để hiểu rõ cái bản chất thật sự của thân tâm này có sự trợ duyên cho nhau:
• Trong kiếp sống quá khứ, nếu một người phát triển được những tâm thức cao thượng, tạo thiện nghiệp cao thượng thì cái thức nghiệp ấy sẽ hỗ trợ cho thức tục sinh sinh vào cõi sống cao thượng, có sắc thân tốt đẹp và tâm thức thường được tiếp nhận những điều như ý.
• Trong cuộc sống hiện tại, nếu một người siêng năng phát triển tâm thiện thì tâm cao thượng ấy cũng trợ duyên sinh ra sắc trong sáng do tâm sinh và tâm ý cũng thường được an lạc, tự tại.
• Trong kiếp sống quá khứ, nếu phát triển những tâm hạ liệt tham – sân – si và tạo những nghiệp bất thiện thì thức nghiệp hạ liệt ấy sẽ hỗ trợ sinh ra một kiếp sống mới có sắc thân xấu xí ở những cõi thấp kém, khổ sở.
• Trong kiếp sống hiện tại, nếu lại thường khởi lên những phiền não, ô nhiễm thì tâm thức ô nhiễm ấy lại sinh ra những sắc ám muội khiến sinh ra nhiều bệnh tật, xấu xí và chết sớm.
Hỏi: Muốn phát triển được những tâm cao thượng vô tham – vô sân – vô si và diệt trừ được những tâm hạ liệt tham – sân – si thì phải làm gì?
Đáp: Phải nỗ lực hành thiền. Thực hành thiền định sẽ đè nén được tham – sân – si làm cho thức nghiệp vô tham – vô sân – vô si phát triển mạnh. Thực hành thiền tuệ sẽ đi đến diệt trừ được tham – sân – si và giải thoát khổ đau sinh tử.