3. XUẤT GIA

Sư Thanh Minh

Hỏi: Thái tử Siddhāttha đi xuất gia trước ngày Rāhula ra đời hay sau đó?

Đáp: Ngài đi xuất gia ngay trong ngày hôm đó.

Hỏi: Tại sao Thái tử Siddhāttha lại đi xuất gia trong ngày con trai chào đời?

Đáp: Vì Ngài không muốn bị ràng buộc.

Hỏi: Tại sao Thái tử Siddhāttha lại không muốn làm vua? Ngài xuất gia để làm gì?

Đáp: Vì làm vua cũng không thoát khỏi già, bệnh, chết. Xuất gia vì muốn giải thoát già, bệnh, chết.

Hỏi: Tại sao bốn cảnh: Già, bệnh, chết và người tu lại xuất hiện trong chuyến du hành của thái tử?

Đáp: Do các vị chư Thiên biến hiện ra để thức tỉnh thái tử.

Hỏi: Thái tử Siddhāttha đã làm lễ xuất gia ở đâu?

Đáp: Thái tử Siddhāttha đã làm lễ xuất gia bên bờ sông Anoma.

Hỏi: Tóc và áo choàng của Ngài đang được tôn thờ ở cõi nào?

Đáp: Tóc của Ngài đang được tôn thờ ở cõi trời Đao Lợi. Áo choàng của Ngài đang được thờ ở cõi Sắc Cứu Cánh Thiên.

Hỏi: Khi xuất gia, đạo sĩ Tất Đạt Đa đã tu hành trong vương quốc nào?

Đáp: Ngài đã tu hành ở nước Ma Kiệt Đà của vua Bimbisāra.

Hỏi: Học đạo với vị thầy thứ nhất Bồ Tát có tu được kết quả gì không?

Đáp: Ngài chứng được đến tầng thiền vô sở hữu xứ.

Hỏi: Đến với vị thầy thứ hai Bồ Tát tu được gì?

Đáp: Ngài chứng được pháp thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Hỏi: Trải qua 6 năm tu khổ hạnh là tu đúng hay tu sai? Ngài có đắc Đạo được không?

Đáp: Là tu sai. Không đắc Đạo được.

Hỏi: Tại sao Bồ Tát Siddhāttha phải trải qua 6 năm tu khổ hạnh?

Đáp: Đó là quả báo của nghiệp bất thiện từ kiếp quá khứ: Khi đó Ngài là vị Bà la môn Jotipāla, đã xúc phạm đến Đức Phật Kassapa bằng 6 lần nói: “Việc gì ta phải kính lễ vị sa môn trọc đầu ấy”.

Hỏi: Mục đích tu khổ hạnh là để làm gì?

Đáp: Để diệt trừ các tâm bất thiện.

Hỏi: Nhân duyên gì khiến Ngài thức tỉnh con đường trung đạo?

Đáp: Ngài nghe tiếng đàn của Thiên chủ Sakka.

Hỏi: Đạo sĩ Siddhāttha tu khổ hạnh, vậy sự khổ hạnh ấy là thân khổ hạnh hay tâm khổ hạnh.

Đáp: Thân khổ hạnh.

Hỏi: Khi tu khổ hạnh như vậy là tạo thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp? Tại sao?

Đáp: Cả hai:
• Chiến đấu với phiền não là thiện nghiệp.
• Cho rằng tu thế này sẽ đi đến giác ngộ là tà kiến (hiểu sai) là ác nghiệp.

Hỏi: Tại sao 5 người bạn lại bỏ Ngài ra đi?

Đáp: Vì họ thấy Ngài không tu khổ hạnh nữa.

Hỏi: Ai đã bảo vệ Đức Bồ Tát khi Ngài bị ác ma quấy phá?

Đáp: Các Ba-la-mật mà Ngài đã tạo.

Hỏi: Ai làm chứng cho các Ba-la-mật mà Ngài đã tạo khi tu Bồ Tát Đạo?

Đáp: Đất làm chứng.

Hỏi: Bồ Tát bị ác ma quấy phá vậy đó là ma trong lòng hay ma ở bên ngoài?

Đáp: Cả hai.

Hỏi: Tại sao Bồ Tát lại bị ma trong lòng quấy phá?

Đáp: Do chánh niệm yếu, tà niệm nổi lên. Tà niệm chính là ma phiền não.

Hỏi: Tại sao Bồ Tát lại bị ma bên ngoài quấy phá?

Đáp: Đó là các vị chư Thiên ở cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên, có tà kiến, muốn mọi chúng sinh ở dưới sự cai quản của mình, không muốn ai hơn mình.

Hỏi: Làm sao để đối trị được ma trong lòng?

Đáp: Luôn giữ chánh niệm, an trú trong Tứ Niệm Xứ.

Hỏi: Đức Bồ Tát đã chiến đấu với ác ma như thế nào?

Đáp: Ngài đã tưởng niệm đến các pháp Ba-la-mật.

QUÝ HÀNH GIẢ CÓ THỂ ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY:



    Trường hợp, câu hỏi của hành giả đã được hỏi và trả lời bởi một hành giả khác, chúng tôi sẽ gửi tới quý vị phần trả lời này qua phương thức liên lạc bạn để lại

    Hỏi đáp Phật pháp căn bản
    Sư Thanh Minh
    14/09/2022
    Hỏi đáp Phật pháp căn bản
    Sư Thanh Minh
    14/09/2022
    Hỏi đáp Phật pháp căn bản
    Sư Thanh Minh
    14/09/2022
    Hỏi đáp Phật pháp căn bản
    Sư Thanh Minh
    14/09/2022