4. THÀNH ĐẠO

Sư Thanh Minh

Hỏi: Tại sao Bồ Tát có thể nhớ lại được rất nhiều đời sống quá khứ?

Đáp: Nhờ năng lực của Túc mạng trí.

Hỏi: Tại sao Bồ Tát quán thấy được sự chết và đi tái sinh của chúng sinh?

Đáp: Nhờ năng lực của Thiên nhãn trí.

Hỏi: Tại sao Ngài biết mình đã giải thoát khổ đau sinh tử?

Đáp: Nhờ năng lực của Lậu tận trí.

Hỏi: Đức Phật có những loại thần thông gì?

Đáp:
• Túc mạng thông;
• Thiên nhãn thông;
• Thiên nhĩ thông;
• Tha tâm thông;
• Thần túc thông;
• Lậu tận thông.

Hỏi: Từ khi thành Đạo, Ngài được thế gian tôn xưng là gì?

Đáp: Arahaṃ – Ứng Cúng;
• Sammāsambuddho – Chánh Biến Tri;
• Vijjācaranasampanno – Minh Hạnh Túc;
• Sugato – Thiện Thệ;
• Lokavidū – Thế Gian Giải;
• Anuttaro Purisadammasārathi – Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu;
• Purisadammasārathi – Thiên Nhân Sư;
• Buddho – Phật;
• Bhagavā – Thế Tôn.

Hỏi: Phải tu hành bao nhiêu kiếp mới trở thành một vị Phật?

Đáp: 4 A tăng kỳ kiếp và 100 ngàn đại kiếp.

Hỏi: Chúng sinh ở các cõi khác có thể tu thành Phật được không?

Đáp: Không. Chỉ cõi người mới tu thành Phật được.

Hỏi: Ở các cõi khác có thể tu đắc các Thánh quả khác được không?

Đáp: Có thể đắc bốn Thánh quả khác.

Hỏi: Súc sinh có thể tu Giới – Định – Tuệ được không?

Đáp: Có thể tu được giới. Không thể tu được định và tuệ.

Hỏi: Bữa ăn cuối cùng của Bồ Tát trước khi thành đạo do ai cúng dàng?

Đáp: Nàng Sujata.

Hỏi: Khi đắc đạo rồi, Đức Phật vẫn ngồi thiền là để làm gì?

Đáp: Để hưởng sự an lạc của Đạo quả giải thoát.

Hỏi: Khi đắc Đạo rồi, Ngài còn cảm thấy vui, buồn nữa không?

Đáp: Không.

Hỏi: Người khác thấy Ngài có biết Ngài đã thành Phật rồi không?

Đáp: Không.

Hỏi: Các vị chư Thiên có biết Ngài đã thành Phật rồi không?

Đáp: Vị nào có tha tâm thông thì mới biết Ngài đã thành Phật.

Hỏi: Tuần thứ nhất sau khi thành Đạo, Đức Phật đã đi đâu?

Đáp: Ngài nhập thiền quả dưới gốc cây Bồ Đề.

Hỏi: Tuần thứ hai Đức Phật đã hành thiền ở đâu?

Đáp: Ngài không hành thiền mà đứng nhìn cây Bồ Đề không chớp mắt.

Hỏi: Sau hai tuần từ khi thành Đạo, Ngài vẫn ở lại với cây Bồ Đề hay Ngài đã đi nơi khác?

Đáp: Ngài hóa ra con đường bằng châu báu ở bên cạnh cây Bồ Đề và đi thiền hành trên đó.

Hỏi: Vi diệu pháp thâm sâu mầu nhiệm đã được Đức Phật quán chiếu khi Ngài ở dưới cội cây Bồ Đề phải không?

Đáp: Không. Đức Phật quán chiếu Vi Diệu Pháp thâm sâu ở trong bảo cung Ratanaghara tuần lễ thứ tư sau khi thành đạo.

Hỏi: Khi Ngài thành Phật rồi ác ma còn dám đến quấy nhiễu nữa không? Tại sao

Đáp: Có. Vì ác ma không biết được khả năng siêu phàm của Đức Phật.

Hỏi: Vị chúa rồng đã che mưa cho Phật ở tuần thứ 6 là chúng sinh ở cõi nào?

Đáp: Là chư Thiên ở cõi Tứ Thiên Vương.

Hỏi: Đức Phật đã thực hành pháp thiền gì vào tuần thứ bảy?

Đáp: Ngài nhập thiền quả giải thoát.

Hỏi: Đức Phật có phải là bậc A La Hán không?

Đáp: Có. Đức Phật là bậc A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác.

Hỏi: A La Hán có nghĩa là gì?

Đáp: Có 3 nghĩa:
• Đã đoạn trừ hết phiền não.
• Xứng đáng được cung kính cúng dàng.
• Giải thoát khổ đau sinh tử.

Hỏi: Phiền não là gì?

Đáp: Phiền não là các tâm bất thiện sinh khởi ở trong tâm: 8 tâm tham; 2 tâm sân; 2 tâm si.

Hỏi: Khi diệt hết phiền não rồi thì tâm gì sẽ sinh khởi?

Đáp: Còn lại tâm Vô tham – Vô sân – Vô si sẽ sinh khởi.

Hỏi: Ngài xứng đáng được cúng dường là làm sao?

Đáp: Vì ai cúng dường Ngài thì sẽ nhận lại được những phước báu lớn, những công đức lớn.

Hỏi: Khi Đức Phật nhập Niết Bàn rồi, mọi người dâng lễ vật cúng dường thì Ngài có nhận được không?

Đáp: Không.

Hỏi: Mọi người cầu xin Ngài phù hộ, vậy Ngài có phù hộ được không?

Đáp: Không.

Hỏi: Mọi người tụng kinh, niệm Phật, Ngài có nghe được không?

Đáp: Không.

Hỏi: Vậy dâng lễ vật cúng dàng, tụng kinh lễ bái có công đức không?

Đáp: Có.

Hỏi: Vậy bây giờ Đức Phật đang ở đâu?

Đáp: Ngài đã nhập Niết Bàn.

Hỏi: Ngài nhập Niết Bàn rồi thì còn tâm thức nữa không?

Đáp: Không.

Hỏi: Chánh Đẳng Giác có ý nghĩa gì?

Đáp: Là trí tuệ thấy biết không bị ngăn che:
• Thấu suốt quá khứ;
• Thấu suốt hiện tại;
• Thấu suốt vị lai.
→ Toàn giác trí.

Hỏi: Đức Phật có những loại trí gì?

Đáp: Đức Phật có tám loại trí:
• Túc mạng trí;
• Thiên nhãn trí;
• Thiên nhĩ trí;
• Tha tâm trí;
• Lậu tận trí;
• Thần túc trí;
• Hóa tâm trí;
• Thiền tuệ trí.

Hỏi: Đức Phật có những đức hạnh gì?

Đáp: Đức Phật có 15 đức hạnh:
• Hạnh giữ giới thanh tịnh;
• Hạnh thu thúc 6 căn thanh tịnh;
• Hạnh tri túc trong vật thực;
• Hạnh thức tỉnh;
• Hạnh đức tin – tín;
• Hạnh chánh niệm – niệm;
• Hạnh hổ thẹn tội lỗi – tàm;
• Hạnh ghê sợ tội lỗi – quý;
• Hạnh đa văn;
• Hạnh tinh tấn;
• Hạnh trí tuệ;
• Hạnh sơ thiền;
• Hạnh nhị thiền;
• Hạnh tam thiền;
• Hạnh tứ thiền.

Hỏi: Đức Phật có nói ra tất cả những gì mà Ngài đã biết không?

Đáp: Không. Ngài chỉ nói ra sự thật có lợi ích cho chúng sinh mà thôi.

Hỏi: Cái gì là sự thật có lợi ích?

Đáp: Sự thật về khổ;
• Nguyên nhân của khổ;
• Sự thoát khổ;
• Con đường thoát khổ;
Là những sự thật có lợi ích.

Hỏi: Tại sao Đức Phật lại nói ra được những sự thật có lợi ích?

Đáp: Bởi vì Đức Phật đã thấy biết rõ ràng các pháp trên thế gian.

Hỏi: Đức Phật thấy biết các pháp gì về thế gian?

Đáp: Đức Phật thấy biết về:
■ Chúng sinh thế giới: Noãn – Thai – Thấp – Hóa.
■ Cõi thế giới: 31 cõi/1 thế giới.
■ Pháp hành thế giới:
• 1 pháp: Tất cả chúng sinh tồn tại nhờ vật thực.
• 2 pháp: Danh và sắc.
• 3 thọ: Khổ thọ, lạc thọ, bất khổ bất lạc thọ.
• 4 pháp: Đoàn thực, thức thực, xúc thực, tư niệm thực.
• 5 uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
• 6 xứ: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Hỏi: Đức Phật điều phục những hàng chúng sinh hung dữ bằng cách nào?

Đáp:
• Đức Phật dùng lòng từ bi để điều phục;
• Đức Phật dùng trí tuệ để điều phục;
• Đức Phật dùng thần thông để điều phục;
• Đức Phật dùng lời nói để điều phục.

Hỏi: Tại sao Đức Phật lại là Thầy của trời và người?

Đáp: Vì Đức Phật có thể giảng pháp cho cả các hàng chư Thiên và nhân loại được giác ngộ sự thật và giải thoát khổ đau.

Hỏi: Tại sao Đức Phật được gọi là Bậc Giác Ngộ?

Đáp: Vì Ngài tuệ tri được bốn sự thật:
• Tuệ tri 5 uẩn luôn phải chịu sự sinh diệt – Khổ Đế;
• Tuệ tri tham ái dính mắc nên phải chịu sinh diệt – Tập Đế;
• Tuệ tri Niết Bàn diệt trừ tham ái giải thoát khổ – Diệt Đế;
• Tuệ tri bát chánh đạo con đường tu tập thoát khổ – Đạo Đế.

Hỏi: Vì sao Đức Phật còn được gọi là Thế Tôn?

Đáp: Thế Tôn hay Bhagavā là người may mắn, người thừa tự những thiện nghiệp đã làm.

QUÝ HÀNH GIẢ CÓ THỂ ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY:



    Trường hợp, câu hỏi của hành giả đã được hỏi và trả lời bởi một hành giả khác, chúng tôi sẽ gửi tới quý vị phần trả lời này qua phương thức liên lạc bạn để lại

    Hỏi đáp Phật pháp căn bản
    Sư Thanh Minh
    14/09/2022
    Hỏi đáp Phật pháp căn bản
    Sư Thanh Minh
    14/09/2022